IV. KDC AN CƯ 5 & KDC MÂN THÁI 2 MỞ RỘNG (Sơ đồ số 04): 01 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Văn Quý, điểm cuối là đường Tạ Mỹ Duật: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: LÊ VĂN QUÝ
V. KDC AN CƯ 5 & KDC MÂN THÁI 2 MỞ RỘNG (Sơ đồ số 05): 01 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Sáng, điểm cuối là đường Lê Văn Thứ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 50m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN SÁNG
VI. KHU B2.1 KHU TĐC GIẢI TỎA NHÀ LIỀN KỀ (Sơ đồ số 06): 04 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vân Đồn, điểm cuối là đường nội bộ khu dịch vụ thủy sản Thọ Quang: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 80m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: VŨNG THÙNG 6
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vũng Thùng 6, điểm cuối là đường Vũng Thùng 8 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 125m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: VŨNG THÙNG 7
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vân Đồn, điểm cuối là đường nội bộ khu dịch vụ thủy sản Thọ Quang: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 80m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: VŨNG THÙNG 8
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Văn Xảo, điểm cuối là đường Vân Đồn: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 175m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI THỊNH 11
VII. KHU TĐC XƯỞNG 38, 387 & KHU BIỆT THỰ T20 (Sơ đồ số 07): 02 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là khu vực chưa thi công, điểm cuối là đường Ngô Thì Sĩ: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1.210m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN BẠCH ĐẰNG
TRẦN BẠCH ĐẰNG (1926-2007)
Ông có tên thật là Trương Gia Triều, quê ở xã Thanh Hưng, huyện Giồng Riềng, nay là tỉnh Kiên Giang. Ông không chỉ là một nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch..., ông còn là một nhà sử học đầy uy tín, một nhà chính trị lão thành của Việt Nam.
Ông tham gia cách mạng từ khi mới 17 tuổi. Năm 1946, ông được giao phụ trách tờ Chống xâm lăng của Thành ủy Sài Gòn. Năm 1951, ông làm Tổng Biên tập báo Nhân dân miền Nam của Trung ương Cục. Trong suốt thời kỳ chống Mỹ, ông lần lượt giữ nhiều cương vị quan trọng như: Bí thư Thành ủy Sài Gòn, phụ trách Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật miền Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1976, ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1978, ông làm Phó ban Dân vận Trung ương. Năm 1981, ông công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương, rồi chuyên gia công tác tư tưởng văn hóa, viết báo, văn, nghiên cứu khoa học xã hội.
Ông cũng là tác giả của trường thiên tiểu thuyết “Ván bài lật ngửa” viết về một nhân vật tình báo bí ẩn trong lịch sử chiến tranh Việt Nam là Đại tá Phạm Ngọc Thảo, với bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý. Về truyện ngắn, ông có nhiều tác phẩm mang tính thời sự như: Bác Sáu Rồng (1975), Một ngày của Bí thư Tỉnh ủy (1985),Chân dung một quản đốc (1978), Ngày về của ngoại (1985)…; Về kịch nói, ông có: Trần Hưng Đạo bình Nguyên (1951), Nửa tuần trăng kỳ lạ (1984),Tình yêu và lời đáp (1985)…; Về lĩnh vực điện ảnh, ông cũng tham gia nhiều kịch bản phim được đánh giá cao; Ông cũng tham gia biên soạn hoặc làm chủ biên nhiều công trình khoa học như: Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Địa chí Đồng Tháp Mười, Địa chí Sông Bé, Lịch sử Nam Bộ kháng chiến...
Về thể loại báo chí, ông được xem là một cây bút tích cực phê phán tiêu cực và có nhiều kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới của Việt Nam. Nổi bật nhất có Đổi mới - Đi lên từ thực tế (NXB Trẻ, 2000), gồm 112 bài tuyển chọn từ 1975-2000, với 3 phần: Thôi thúc của đổi mới (1975-1985), Gian nan những bước đầu (1986-1991), Chín năm cho một cuộc hồi sinh (1992-2000).
Về thơ, ông có các tập: Bài ca khởi nghĩa (1970), Hành trình (1972), Theo sóng Đồng Nai (1975), Đất nước lại vào xuân (1978), Những cái tên đồng bằng (1986), Tuyển tập Hưởng Triều (1997)…
Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2001). Năm 1965, được tặng Giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu...
* Tài liệu tham khảo chính:
- Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên), Từ điển Văn học bộ mới, NXB Thế giới, 2004.
-Trang thông tin điện tử của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Trần Bạch Đằng: Một người vừa có tài vừa có tình, của tác giả Dương Trung Quốc, 17/04/2007.
2. Đoạn đường có điểm đầu là khu vực chưa thi công, điểm cuối là đường Nguyễn Văn Thoại: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 330m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MỸ KHÊ 4